Friday, January 29, 2010

Study and Practice Buddhism

Why we want to study Buddhism? Not  just to discover something a la mode among educated people or consider as a new discipline we want to follow for our intellectual curiosity. Study regularly.  We will understand the practical value of the Way.  We will have the true and long lasting happiness.  Our happiness depends on the happiness of other people.  Practice loving kindness and loving compassion.  First it is a little award and difficult but do it daily a few good actions a day - gradually we get the good habits to be kind and nice.  Sharing is a tradition of the ordinary practioner.  We share the merits with everybody.  Good investment for our spititual capital.  Buddha taught that ethical behaviour.
We cannot study Buddhism without talking about Meditation.  We need to practice contemplation to discover our own-self.  It is easy to comment on other people but we do not know ourself.  Meditation helps us to see what is real.  We learn to be mindful.  The awareness help us to develop concentration.  The resultant will be wisdom. 
The final step will be DEVOTION .   It is not superstition.  This is the intelligent FAITH- keeps us on right direction of the WAY .

Read more...

Tuesday, January 19, 2010

VÔ NGÃ

Vô: Là không
Ngã: Là cái Ta hay cái Tôi.
Vô ngã: Là không có cái Ta hay không có cái Tôi. Hiểu như vậy thì không sai nhưng chưa đủ, bởi vì không có cái Ta hay không có cái Tôi chỉ mới đề cập về con người, chứ chưa bao quát được cả vạn vật vũ trụ.
Hơn nữa lý thuyết Vô Ngã được Đức Thế Tôn thuyết giảng cách đây hơn hai ngàn sáu trăm năm trên Xứ Ấn, thì chúng ta phải hiểu "Ngã" là Chủ Thể. Như vậy "Vô Ngã" là không có Chủ Thể.
Con người chúng ta không có một cái Chủ Thể tồn tại độc lập bất biến,và vạn vật bên ngoài cũng không có một cái Chủ Thể tồn tại độc lập bất biến. Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy có ta, có người, có vạn vật,có buồn vui, có khổ đau, và có hạnh phúc, mà Đức Thế Tôn dạy các pháp là Vô Ngã?
Có phải chăng vì một phiến mây vô minh, đã làm lu mờ vầng trăng Trí Tuệ, nên chúng ta lầm chấp con người, và vạn vật vũ trụ là thật có. Vì vô minh nên cứ ngỡ rằng, cái thân thể này do Cha Mẹ ta sanh ra ,nên thân này là "Ta", đó là cội nguồn của Ngã Chấp.Và những gì nó liên quan đến thân này là "Của Ta",đó là cội nguồn của Pháp Chấp.
Vì thế con người cảm thấy đời rất vui, rất đẹp, và rất hạnh phúc, khi thân thể này và những gì thuộc sở hữu, đang trong trạng thái hình thành và phát triển tốt. Nhưng ngược lại con người sẽ cảm thấy đau khổ, và thất vọng khi thân thể này, và những gì thuộc sỡ hữu của nó đang chuyển dần, từ trạng thái hình thành và phát triển tốt đó, để đi đến hủy diệt.
Vì biết rõ tâm bệnh mê chấp của chúng sanh, cho nên trong 49 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Thế Tôn vẫn xoay quanh vấn đề các pháp hữu vi là Vô Ngã. Vì thế đạo Phật còn được gọi là đạo Vô Ngã.

Read more...

Wednesday, January 13, 2010

NHÂN QUẢ

Mọi sự mọi vật trong vũ trụ này, không phải là vô lý và tự nhiên, mà nó theo một định luật chung đó là luật nhân quả.
Luật nhân quả này không phải do một vị thần linh nào ban ơn giáng họa, cũng không có quốc gia xã hội nào dựng lập nên. Mà nó là thiên nhiên , âm thầm lặng lẽ, nhưng có công năng hiệu lực, vô cùng rộng lớn đối với tự thân của mỗi con người, và muôn sự muôn vật trên thế gian này.
Người đời không quán sát nghiên cứu kỹ lưỡng tường tận, không thấy được sự nhiệm mầu của lực này. Do đó hành động một cách bừa bãi, thiếu tinh thần trách nhiệm với thân tâm. Cho nên hằng ngày họ tạo biết bao nhiêu điều tội lỗi , đễ rồi nhiều kiếp chuốc lấy nổi khổ đau.
Chính vì vậy mà Đức Phật thuyết lý nhân quả, nhằm mục đích khai ngộ chúng sanh biết rõ đâu là nguồn vui hạnh phúc, đâu là phước báu nhơn thiên, và đâu là con đường tam ác đạo.
Muốn phát huy tinh thần cao đẹp này để đem lại cuộc sống an vui hạnh phúc, ngay đây và mãi mãi về đời sau. Vậy thì:
"Làm người trước phải truy tâm
Gương lu vì bụi trăng mờ vì mây
Chở che công đức cao dày
Nhân nào quả nấy không sai tấc lòng".

Read more...

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP