Monday, March 22, 2010

TRÍ TUỆ TẨY TRỪ PHIỀN NÃO

Phiền não là ngọn lửa luôn luôn ngủ ngầm và bốc cháy trong con người chúng ta bất  cứ lúc nào.  Nó có công năng thiêu đốt mọi hạnh lành, mọi công đức mà chúng ta đã tạo.
Tu tập là nhằm từng bước đoạn trừ phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến...).  Vậy thì lấy gì để đoạn trừ phiền não? Ấy là trí tuệ.
Trí huệ ấy chất chứa lòng từ, bi, hỷ, xã, chánh định và chánh kiến.  Phật giáo chỉ sử dụng một lưỡi gươm- gươm trí tuệ, và chỉ công nhận một kẻ thù vô minh.
Đây là môt minh chứng hiện thực và sống động, chứ không phải là lời nói suông.  Và đạo Phật đặt sự hiểu biết bằng thực nghiệm lên trên hiểu qua sách vở và suy nghĩ.  Phật giáo xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc bằng trí huệ chứ không phải bằng đứn tin.  Đức tin đối với Phật giáo chỉ là một phương tiện bước đầu trong tiến trình đi đến giác ngộ. Cốt tủy của đạo Phật là vậy.
Trong kinh Di Giáo đức Phật dạy:  này các Tỳ Kheo, nếu người có trí huệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sanh ra tội lỗi.  Thế là trong pháp của ta có thể đạt được sự giải thoát...Người có trí huệ chân thật, ấy là chiếc thuyền chắc vượt qua biển gìa, bệnh, chết, cũng là ngọn đèn chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám; là món thuốc hay trị các thứ bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não.  Thế nên các ông phải dùng :  Văn, Tư, Tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích.

Read more...

TU TẬP BỐN CHÂN LÝ

Gíao lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hành mới biến lý thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới no, uống nước mới hết khác. Đó là chỗ khó khăn của người Phật tử, không thể nhờ cậy vào ai tu giúp cho mình, hoặc ai ban cho mình giải thoát hết khổ.
Đối với khổ đế: thị chuyển là nhận thức, hay nhận diện cái khổ. Thấy được khổ là bước đầu tiên, nếu không thấy, không biết thì sẽ không có hành động diệt khổ.
Khuyến chuyển là đi sâu hơn vào bản chất cái khổ, khởi lên ước muốn đoạn trừ khổ.
Chứng chuyển cảm nhận một cách sâu sắc, và toàn diện về bản chất của đau khổ.
Đối với tập đế: Thị chuyển là nhận diện nguyên nhân đưa đến đau khổ. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đoạn trừ các nguyên nhân ấy. Chứng chuyển là tu tập, nỗ lực để đoạn trừ chúng.
Đối với diệt đế: Thị chuyển là nhận thức được sự vắng mặt của đau khổ là hạnh phúc, ta phải thấy điều ấy. Khuyến chuyển lả khởi lên ước muốn được hạnh phúc, hưởng được niềm vui, thanh thản an lạc của đời sống. Chứng chuyển là đạt được, hưởng thụ thật sự trạng thái an lạc ấy.
Đối với đạo đế: Thị chuyển là nhìn thấy con đường, thấy được phưong pháp diệt khổ, thấy rõ rằng đây là con đường đưa đến giải thoát. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đi trên con đường ấy. Chúng chuyển là đi trên con đường ấy một cách trọn vẹn.
Tóm lại đối với mỗi chân lý, chúng ta đều phải nhận thức rõ ràng. Từ nhận thức thông suốt sẽ dẫn đến ước muốn hành động, và cuối cùng đạt được mục đích. Chúng ta phải thấy rõ được diễn biến của hành vi, ngôn ngữ, và tư duy của chính mình, cái nào có khổ đau và gây ra đau khổ, ta phải nhận diện và diệt trừ chúng; ta chuyển hóa nó để hưởng đưọc niềm vui, an bình, hạnh phúc. Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ nơi thân tâm của chúng ta.

Read more...

Thursday, March 4, 2010

LÀM SAO ĐỘ TẬN CHÚNG SANH VÔ BIÊN

Phương pháp muốn độ tận chúng sanh, thì trước nhất mình phải tự độ mình.  Mà muốn tự độ mình, thì điều đầu tiên phải tự độ cái (bản Tánh )sẵn có của mình. Mà muốn tự độ cái bản tánh của mình, thì mình phải hiểu cái bản tánh ấy như thế nào?
Bản tánh của mình gồm mười pháp giới tánh và chia thành ba nhóm. 
Nhóm thánh tánh có 4:  Phật tánh, Bồ Tát tánh, Duyên giác tánh và Thanh văn tánh.
Nhóm Phàm thánh có 3:Trời tánh, Thần tánh, và người tánh.
Nhóm Tam đồ tánh Có:  Súc sanh tánh, Ngã qủy tánh, và địa ngục tánh...
Trong mỗi người chúng ta, ai ai cũng đầy đủ mười mười pháp giới tánh.
Vì vậy muốn tự độ cái bản tánh của mình, thì phải làm bừng thức bốn cái thánh tánh của mình, đồng thời chuyển hóa ba phàm tánh, và ba tam đồ tánh.Gọi chung là chúng sanh tánh.
Vậy muốn chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, thì trước nhất là phải tự độ cái tự tánh chúng sanh của mình trước.  Tự tánh chúng sanh gồm có ; Tham, sân, si, vui mừng, nóng giận, thương yêu, hận thù, ghanh ghét, buồn phiền.  Những tánh tình ấy dấy động bất thường trong mỗi con người chúng ta.
Khi tà tánh dấy khởi, thì lấy chánh tánh, chánh ý mà độ - ( Chánh độ Tà)
Khi mê tánh dấy khởi, thì lấy ngộ tánh, ngộ ý mà độ - ( Ngộ độ Mê)
Khi ngu tánh dấy khởi, thì lấy trí tánh mà độ - ( Trí độ Ngu)
Khi ác tánh dấy khởi, thì lấy thiện tánh mà độ - ( Thiện độ ác)
Như vậy, muốn độ chúng sanh vô biên, thì trước nhất phải tự độ cái chúng sanh nơi tự tánh của chính mình trước, trong tự tánh chúng sanh của chính mỗi con người chúng ta, ai ai cũng có bốn bản tánh xấu- Tà -Ngu--Mê - Ác.  Muốn chuyển hóa tự độ bốn bản tánh xấu này, người đệ tử Phật phải tinh tấn dõng mãnh, áp dụng bốn thánh tánh Chánh - Ngộ- Trí - Thiện,  sẵn có nơi mỗi người chúng ta.

Read more...

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP