Monday, March 22, 2010

TU TẬP BỐN CHÂN LÝ

Gíao lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hành mới biến lý thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới no, uống nước mới hết khác. Đó là chỗ khó khăn của người Phật tử, không thể nhờ cậy vào ai tu giúp cho mình, hoặc ai ban cho mình giải thoát hết khổ.
Đối với khổ đế: thị chuyển là nhận thức, hay nhận diện cái khổ. Thấy được khổ là bước đầu tiên, nếu không thấy, không biết thì sẽ không có hành động diệt khổ.
Khuyến chuyển là đi sâu hơn vào bản chất cái khổ, khởi lên ước muốn đoạn trừ khổ.
Chứng chuyển cảm nhận một cách sâu sắc, và toàn diện về bản chất của đau khổ.
Đối với tập đế: Thị chuyển là nhận diện nguyên nhân đưa đến đau khổ. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đoạn trừ các nguyên nhân ấy. Chứng chuyển là tu tập, nỗ lực để đoạn trừ chúng.
Đối với diệt đế: Thị chuyển là nhận thức được sự vắng mặt của đau khổ là hạnh phúc, ta phải thấy điều ấy. Khuyến chuyển lả khởi lên ước muốn được hạnh phúc, hưởng được niềm vui, thanh thản an lạc của đời sống. Chứng chuyển là đạt được, hưởng thụ thật sự trạng thái an lạc ấy.
Đối với đạo đế: Thị chuyển là nhìn thấy con đường, thấy được phưong pháp diệt khổ, thấy rõ rằng đây là con đường đưa đến giải thoát. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đi trên con đường ấy. Chúng chuyển là đi trên con đường ấy một cách trọn vẹn.
Tóm lại đối với mỗi chân lý, chúng ta đều phải nhận thức rõ ràng. Từ nhận thức thông suốt sẽ dẫn đến ước muốn hành động, và cuối cùng đạt được mục đích. Chúng ta phải thấy rõ được diễn biến của hành vi, ngôn ngữ, và tư duy của chính mình, cái nào có khổ đau và gây ra đau khổ, ta phải nhận diện và diệt trừ chúng; ta chuyển hóa nó để hưởng đưọc niềm vui, an bình, hạnh phúc. Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ nơi thân tâm của chúng ta.

0 comments:

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP