Monday, July 12, 2010

ÁI NGỮ NHIẾP

      Ái ngữ nhiếp:  Là dùng ngôn ngữ khoan hòa, chân thật, từ ái và thân mật để nhiếp độ người.  Căn bản của ái ngữ nhiếp thuộc về bốn nghiệp thiện về khẩu trong thập thiện nghiệp, chung quy ái ngữ có 3 cách:
      Nói lời trong sáng, đầy lý trí khế hợp với chân lý giúp người thăng hoa trí huệ.
      Nói lời hòa nhã, lịch thiệp, từ ái, bao dung để cảm hóa khuyến tấn người.
     Nói lời chân thật không xảo ngôn mỹ từ để gây tín tâm cho người đối với Tam Bảo
     Trong kinh Trung Bộ I, bài kinh số 21 ví dụ cái cưa, Đức Phật có dạy về 5 hành ngữ mà môt  người xuất gia cần phải có trên bước đường nhiếp hóa chúng sanh:
     Nói đúng thời, không nói phi thời
      Nói lời chân thật không nói lời hư ngụy
       nói lời nhu hòa, không nói lời thô bạo
      Nói điều lợi ích, không nói điều vô ích.
      Nói lời xuất phát từ lòng từ, không nên nói lời từ lòng sân

Read more...

Monday, July 5, 2010

ĐẠI THỪA THIỀN

   Pháp tu Thiền Định Đại Thừa là dùng trí Bát Nhã quán chiếu thân tâm, thế giới (ngũ uẩn) đều là pháp duyên sanh, giả huyễn, thật tánh của ngũ uẩn vốn không.  Đặc biệt như khi tiếp xúc với ngũ dục lục trần ( các đối tượng của các giác quan như:  Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) hành gỉa giữ tâm định tĩnh, bất động và trong mọi động tác thường nhật luôn luôn làm chủ tự tâm, làm chủ tự thân và hòan cảnh.  Như cổ đức dạy:
     " Thấy sắc không can sắc
      Nghe thanh không nhiễm thanh
      Sắc thanh không chướng ngạy
      Chóng đến pháp vương thánh"
      Trên cơ sở đọan trừ các triền cái, chứng các trạng thái thiền, thành tựu được hỷ lạc, nhất tâm tiến đến dứt được vô minh hoặc chướng và trần sa hoặc chứng đắc  ngã không, pháp không, rồi phát tâm phổ độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.
       Pháp tư này y cứ vào các kinh, Lăng Nghiêm.  Đối với người có thiện căn sâu, thích họat động, có lòng từ bi thương xót chúng sanh, mang hạnh nguyện Bồ Tát dấn thân vào cảnh đời mà tâm hồn luôn trong sáng an định, mới có thể hành trì pháp môn này một cách tích cực và thành tựu.
      Hành Thiền pháp Đại Thừa là định trong cảnh động, lấy cảnh trần lao để làm môi trường tu hành và hóa độ chúng sanh.  Các vị Bồ Tát trải qua 51 qủa vị tu tập từ Thập tín dần dần lên đến Thập địa Bồ Tát, phá được một phần vô minh, chúng được một phần pháp thân cho đến khi viên mãn thành Phật.

Read more...

Sunday, July 4, 2010

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN NGHIỆP

        Trontg kinh Bát Đại Nhơn Giác nói tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, chúng ta là đệ tử Phật đã hiểu về nghiệp báo vậy ta phải biết cách chuyển đổi thân tâm từ nhiễm ô sang thanh tịnh.  Mỗi người có một cái nghiệp riêng, đó là cái nhân gây tạo từ kiếp trước nay thọ nhận qủa.  Ngay nơi qủa này lo tu tập để tạo thành nhân mói mỗi ngày mỗi hòan thiện hơn.  Muốn vậy trước tiên ta phải hàng phục tâm, điều chỉnh vọng tâm nuôi dưỡng thiện nghiệp và trong cuộc sống nguyên nhân gây tạo ra nghiệp là do vô minh.  Vô minh tức là cái thấy biết không đúng thực tướng các pháp, không thấy cái thấy duyên sanh, không hiểu thực thể các pháp: Vô thường- vô ngã- huyễn hóa gỉa hợp.  Chính vì không thấy không biết nên sanh tâm bám víu chắp chặt.  Bên cạnh vô minh còn có ái đi kèm để tăng thêm sức mạnh tạo nghiệp, ái là sự tham đắm ham muốn.  Chính vì chấp chặt nào là ta, vợ con ta, nhà ta, đệ tử ta để bảo vệ trăm ngàn cái ta mà cố sức tìm cầu.  khi có được cái ta thì cố gắng bảo thủ cho cái sở hữu của ta.  Chính tâm tham đắm ái luyến này đã dẫn dắt kéo lôi ta tìm trăm phươnh ngàn kế bất chấp thiện ác để cung phụng cái ta và cái của ta.
      Do đó muốn trừ nghiệp bất thiện không cách nào khác hơn là phải đi phá bứt màn dày đặt của vô minh và đ0ạn trừ tâm chấp thủ ái luyến.  Muốn vậy ta phải quán chiếu tu tập để thấy rõ tất cả các pháp từng phút từng giây, luôn bị vô thường chi phối không một vật nào tồn tại vĩnh hằng đó là đặt tính của vô ngã.  Có thấy được sự vận hành của vô thường vô ngã mọi vật sỡ dĩ có là có trên lý duyên sanh.  Có thấy có biết như vậy ta mới phá được bức màn vô minh và đập tan xiềng xích trói buộc ái luyến.  Lúc này nghiệp không làm chủ ta mà ta làm chủ tâm ý, nương vào con đường đạo lý, nương vào chánh tri kiến, khép mình trong giới định huệ phân định rõ thiện ác thì ta sẽ làm chủ hành vi tạo tác của mình đó cũng đồng ý nghĩa ta chuyển đổi nghiệp từ bất thiện sang thanh tịnh, từ đó ta tạo cho mình một hướng đi tươi sáng trong tương lai.


 

Read more...

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP