Monday, July 5, 2010

ĐẠI THỪA THIỀN

   Pháp tu Thiền Định Đại Thừa là dùng trí Bát Nhã quán chiếu thân tâm, thế giới (ngũ uẩn) đều là pháp duyên sanh, giả huyễn, thật tánh của ngũ uẩn vốn không.  Đặc biệt như khi tiếp xúc với ngũ dục lục trần ( các đối tượng của các giác quan như:  Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) hành gỉa giữ tâm định tĩnh, bất động và trong mọi động tác thường nhật luôn luôn làm chủ tự tâm, làm chủ tự thân và hòan cảnh.  Như cổ đức dạy:
     " Thấy sắc không can sắc
      Nghe thanh không nhiễm thanh
      Sắc thanh không chướng ngạy
      Chóng đến pháp vương thánh"
      Trên cơ sở đọan trừ các triền cái, chứng các trạng thái thiền, thành tựu được hỷ lạc, nhất tâm tiến đến dứt được vô minh hoặc chướng và trần sa hoặc chứng đắc  ngã không, pháp không, rồi phát tâm phổ độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.
       Pháp tư này y cứ vào các kinh, Lăng Nghiêm.  Đối với người có thiện căn sâu, thích họat động, có lòng từ bi thương xót chúng sanh, mang hạnh nguyện Bồ Tát dấn thân vào cảnh đời mà tâm hồn luôn trong sáng an định, mới có thể hành trì pháp môn này một cách tích cực và thành tựu.
      Hành Thiền pháp Đại Thừa là định trong cảnh động, lấy cảnh trần lao để làm môi trường tu hành và hóa độ chúng sanh.  Các vị Bồ Tát trải qua 51 qủa vị tu tập từ Thập tín dần dần lên đến Thập địa Bồ Tát, phá được một phần vô minh, chúng được một phần pháp thân cho đến khi viên mãn thành Phật.

0 comments:

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP