Thursday, September 30, 2010

TU THIỀN

         Chúng ta thường nghĩ Thiền là một pháp môn riêng biệt.  Nếu chúng ta chuyên chỉ tụng kinh, nghe được tiếng mình tụng.  Tâm định thì cũng là một trạng thái của thiền.  Thiền là chỉ và quán.  Chỉ là thôi nghĩ vẫn vơ tựu tâm vào một đối tượng.  Quán là quán tưởng.  Tâm tựu thì dễ quán tưởng đến một đề mục.  Chúng ta bỏ chạy tìm bên ngòai mà hướng về nội tâm để tu tâm dưỡng tánh.  Tu phước không đủ nên tu huệ cho được trọn vẹn.  Tu phước không chỉ là mong cầu được qủa tốt.  Chúng ta vẫn còn chấp trước khó được an lạc.  Bước thêm một bước, tu huệ để tâm được trong sáng an lạc.  Sống trong an lạc thì chết cũng sẽ đượa an lạc.  Chúng ta thử tập chỉ để tựu tâm rồi quán tưởng.
      1.  Quán tưởng mười năm về trước ta như thế nào?  Hồi đó ta mới tu tập bỏ việc ác tu hạnh lành, bỏ đường tà đi về nẻo chánh, khó khăn vất vả thiếu tự tin.  Nhưng biết Phật pháp là thần dược nên cố gắng nuốt thuốc đắng  để bớt bệnh.
      2.   Quán tưởng hiện tại:  Đức Phật dạy nên vui với hiện tiền.  Qúa khứ đã qua rồi, còn luyến tiếc nếu kéo làm chi. Vướng mắc chỉ tạo thêm nhiều khổ đau.  Bây giờ mình là người Phật tử biết tu biết học cứ hằng ngày tinh tấn tâm sẽ định trí sẽ phát huệ.  Tu tập phải có sự tự tin đừng có giải đãi.  Càng ngày lo  cho mọi người, tại sao không dành cho mình ít thời gian để tự lo, tự săn sóc bồi tâm tịnh trí.  Mình có an lạc thì ai nấy chung quanh mới được an lạc.  Phật dạy vạn sự tại tâm mà.
     3.   Quán tưởng mười năm về sau:  Tu học kiên trì.  càng tu càng được an lạc.  Thêm mười tuổi đời, tính tình thuần hậu hơn, biết những gì là ưu tiên, tiền bạc danh vọng qủa phù du, sức khỏe đâu được hồi tráng niên.  Tất cả các cơ năng điều chậm lại nhưng chúng ta được bình tỉnh hơn, đứng đắn hơn, biết thương thân và thương người.  nghĩ hưu mà không tu tập thì chỉ là ngồi nhà chờ chết.  Tu hành sẽ thăng hoa những năm còn lại sữa sọan hành trang cho cuộc du hành kiếp tương lai. Đức Phật dạy ta là Phật đã thành. chúng sanh là Phật sẽ thành.

Read more...

Wednesday, September 15, 2010

TU HÀNH AN LẠC

         Tại gia cũng như xuất gia, chúng ta tu học để tìm an lạc.  Thật vậy tu là sửa, tu tâm dưỡng tánh.  bỏ mọi chấp trước học hạnh xả bỏ.  Tâm ta sẽ được thơ thới.  Qúa khứ đã qua rồi, kéo níu có lợi ích gì?  Tương lai thì chưa tới.  Mơ tưởng hảo huyền chỉ tạo thêm khổ đau.  Học vui với hiện tại.  Cố làm việc thiện.  Mỗi ngày thử một việc tốt, dù nhỏ bé thế nào đi nữa.  Tập thành thối quen.  Chúng ta sẽ tránh việc ác.  Không còn phải lo sợ băn khoăn hối tiếc.  Tu học phải tinh tấn.  Mỗi ngày tụng niệm có thời khóa.  Không cốt dài lâu chỉ cần đều đặn.  Cả ngày bận rộn nên dành cho mình vài chục phút để quên đi những phiền não, thị phi, tranh chấp.  Tự thương mình để rồi thân tâm được an lạc.  Nghĩ tốt về mọi người và mọi chuyện.  Hãy tụng chú Đại Bi để thấy oai lực của nguyện cầu.  Kết thúc bằng kinh Bát Nhã soi rọi tâm mình.
       Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát

Read more...

Monday, August 9, 2010

THIỆP MỜI ĐẠI LỄ VU LAN

           Kính gởi:  Qúy đồng hương Phật tử xa gần.  Theo quan điểm nhân gian "mùa thu về gợi cảm cho lòng nhân thế bao nỗi dạt dào nhớ thương, của những mối tình đã bị mất mát cách chia hai miền sống chết.  Mà lĩnh vực văn thơ, âm nhạc, hội họa, dù diễn đạt cho mấy cũng vẫn chưa nói hết được ý nghĩa mùa thu.
            Với đạo lý nhà Phật, mùa thu về gợi cảm cho màu mùa Vu Lan Báo Hiếu, mùa xá tội vong nhân, tình thương và sự sống.  Có tình thương của ông bà cha mẹ ấp ủ nuôi dưỡng, con cháu mới được khôn lớn để giáp mặt với cuộc đời.  Hôm nay mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về Chùa Phước Huệ long trọng cử hành Dại Lễ Vu Lan Báo Hiếu.  Ngày Chủ Nhật 22/08/2010 nhằm ngày (13/07/ năm Canh Dần)
           Xin trân trọng kính mời qúi thân hữu, qúi ân nhân, qúi đồng hương, Phật tử xa gần cùng gia đình, đồng về tham dự, dâng lời cầu nguyện tưởng nhớ và cảm tạ thâm ân ông bà, cha mẹ, họ hàng song thân dù còn sống hay đã qua đời.
                       CHƯƠNG THÌNH ĐẠI LỄ VU LAN
        10:30 Phật tử tề tựu
        11:00 Lễ chính thức
        Cung nghinh chư tôn đức quang lâm
         Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự
         Niệm Phật cầu gia hộ
         Dâng hoa cúng dường
         Lễ chào cờ
         Đọc diễn văn khai mạc
         Cài hoa hồng.  Tụng kinh Vu Lan
         Cảm tạ ban tổ chức và hồi hướng
         Hòan mãn dùng cơm chay
         Ca nhạc


                              Thay mặt ban tổ chức
                              Trụ trì Chùa Phước Huệ


                Tỳ Kheo:   Thích Phước Quang

Read more...

Monday, July 12, 2010

ÁI NGỮ NHIẾP

      Ái ngữ nhiếp:  Là dùng ngôn ngữ khoan hòa, chân thật, từ ái và thân mật để nhiếp độ người.  Căn bản của ái ngữ nhiếp thuộc về bốn nghiệp thiện về khẩu trong thập thiện nghiệp, chung quy ái ngữ có 3 cách:
      Nói lời trong sáng, đầy lý trí khế hợp với chân lý giúp người thăng hoa trí huệ.
      Nói lời hòa nhã, lịch thiệp, từ ái, bao dung để cảm hóa khuyến tấn người.
     Nói lời chân thật không xảo ngôn mỹ từ để gây tín tâm cho người đối với Tam Bảo
     Trong kinh Trung Bộ I, bài kinh số 21 ví dụ cái cưa, Đức Phật có dạy về 5 hành ngữ mà môt  người xuất gia cần phải có trên bước đường nhiếp hóa chúng sanh:
     Nói đúng thời, không nói phi thời
      Nói lời chân thật không nói lời hư ngụy
       nói lời nhu hòa, không nói lời thô bạo
      Nói điều lợi ích, không nói điều vô ích.
      Nói lời xuất phát từ lòng từ, không nên nói lời từ lòng sân

Read more...

Monday, July 5, 2010

ĐẠI THỪA THIỀN

   Pháp tu Thiền Định Đại Thừa là dùng trí Bát Nhã quán chiếu thân tâm, thế giới (ngũ uẩn) đều là pháp duyên sanh, giả huyễn, thật tánh của ngũ uẩn vốn không.  Đặc biệt như khi tiếp xúc với ngũ dục lục trần ( các đối tượng của các giác quan như:  Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) hành gỉa giữ tâm định tĩnh, bất động và trong mọi động tác thường nhật luôn luôn làm chủ tự tâm, làm chủ tự thân và hòan cảnh.  Như cổ đức dạy:
     " Thấy sắc không can sắc
      Nghe thanh không nhiễm thanh
      Sắc thanh không chướng ngạy
      Chóng đến pháp vương thánh"
      Trên cơ sở đọan trừ các triền cái, chứng các trạng thái thiền, thành tựu được hỷ lạc, nhất tâm tiến đến dứt được vô minh hoặc chướng và trần sa hoặc chứng đắc  ngã không, pháp không, rồi phát tâm phổ độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.
       Pháp tư này y cứ vào các kinh, Lăng Nghiêm.  Đối với người có thiện căn sâu, thích họat động, có lòng từ bi thương xót chúng sanh, mang hạnh nguyện Bồ Tát dấn thân vào cảnh đời mà tâm hồn luôn trong sáng an định, mới có thể hành trì pháp môn này một cách tích cực và thành tựu.
      Hành Thiền pháp Đại Thừa là định trong cảnh động, lấy cảnh trần lao để làm môi trường tu hành và hóa độ chúng sanh.  Các vị Bồ Tát trải qua 51 qủa vị tu tập từ Thập tín dần dần lên đến Thập địa Bồ Tát, phá được một phần vô minh, chúng được một phần pháp thân cho đến khi viên mãn thành Phật.

Read more...

Sunday, July 4, 2010

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN NGHIỆP

        Trontg kinh Bát Đại Nhơn Giác nói tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, chúng ta là đệ tử Phật đã hiểu về nghiệp báo vậy ta phải biết cách chuyển đổi thân tâm từ nhiễm ô sang thanh tịnh.  Mỗi người có một cái nghiệp riêng, đó là cái nhân gây tạo từ kiếp trước nay thọ nhận qủa.  Ngay nơi qủa này lo tu tập để tạo thành nhân mói mỗi ngày mỗi hòan thiện hơn.  Muốn vậy trước tiên ta phải hàng phục tâm, điều chỉnh vọng tâm nuôi dưỡng thiện nghiệp và trong cuộc sống nguyên nhân gây tạo ra nghiệp là do vô minh.  Vô minh tức là cái thấy biết không đúng thực tướng các pháp, không thấy cái thấy duyên sanh, không hiểu thực thể các pháp: Vô thường- vô ngã- huyễn hóa gỉa hợp.  Chính vì không thấy không biết nên sanh tâm bám víu chắp chặt.  Bên cạnh vô minh còn có ái đi kèm để tăng thêm sức mạnh tạo nghiệp, ái là sự tham đắm ham muốn.  Chính vì chấp chặt nào là ta, vợ con ta, nhà ta, đệ tử ta để bảo vệ trăm ngàn cái ta mà cố sức tìm cầu.  khi có được cái ta thì cố gắng bảo thủ cho cái sở hữu của ta.  Chính tâm tham đắm ái luyến này đã dẫn dắt kéo lôi ta tìm trăm phươnh ngàn kế bất chấp thiện ác để cung phụng cái ta và cái của ta.
      Do đó muốn trừ nghiệp bất thiện không cách nào khác hơn là phải đi phá bứt màn dày đặt của vô minh và đ0ạn trừ tâm chấp thủ ái luyến.  Muốn vậy ta phải quán chiếu tu tập để thấy rõ tất cả các pháp từng phút từng giây, luôn bị vô thường chi phối không một vật nào tồn tại vĩnh hằng đó là đặt tính của vô ngã.  Có thấy được sự vận hành của vô thường vô ngã mọi vật sỡ dĩ có là có trên lý duyên sanh.  Có thấy có biết như vậy ta mới phá được bức màn vô minh và đập tan xiềng xích trói buộc ái luyến.  Lúc này nghiệp không làm chủ ta mà ta làm chủ tâm ý, nương vào con đường đạo lý, nương vào chánh tri kiến, khép mình trong giới định huệ phân định rõ thiện ác thì ta sẽ làm chủ hành vi tạo tác của mình đó cũng đồng ý nghĩa ta chuyển đổi nghiệp từ bất thiện sang thanh tịnh, từ đó ta tạo cho mình một hướng đi tươi sáng trong tương lai.


 

Read more...

Tuesday, May 4, 2010

THIỆP MỜI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

                          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
          Lại một lần nữa hoa sen nở rộ đón mừng ngày Đấng Giác Ngộ toàn năng, toàn trí, toàn đức ra đời, phá tan màn vô minh từ vô lượng kiếp của chúng sanh và những gì bất công trong xả hội, đem lại sự hạnh phúc, an vui cho nhân loại.  Để kỷ niệm ngày Đản Sanh của Đức Phật, ngày lịch sử trọng đại thiêng liêng này để báo Phật ân đức.  Chùa Phước Huệ long trọng cử hành Đại Lễ Phật Đản vào lúc 11giờ sáng chủ nhựt, ngày 23 tháng 05 năm 2010.  Nhằm ngày ( 10 tháng 04 năm Canh Dần). Kính moi qúy Phật Tử về tham dự, sự hiện diện của qúy vị là niềm khích lệ cho chúng tôi trên bước đường phục vụ đạo pháp.
                         Chương trình gồm có:
10:30  Phật tử tề tựu
11:00  Cung nghinh Chư Tôn Đức quang Lâm
Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự
Lễ chào Quốc Kỳ, phút nhập từ bi quán
Dâng hoa cúng dường
Đọc diễn văn khai mạc, thông bạch Phật Đản
Niệm hương, tụng nghi Khánh Đản
Lễ mộc dục ( tắm Phật)
Cảm tạ của ban tổ chức, hồi hướng
Thọ trai- Văn nghệ mừng ngày Khánh Đản
Hoàn mãn.
                                 Trụ trì chùa Phước Huệ
                               

                                Tỳ Kheo: Thích Phước Quang

Read more...

Wednesday, April 14, 2010

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM ĐỐI TRỊ BỐN PHIỀN NÃO

Chúng ta tu tập Tứ Vô Lượng Tâm là để phát triển hạnh lành ,tiêu trừ nghiệp chướng, chấm dứt phiền não khổ đau.,
- Khi Tâm Từ phát khởi thì lòng sân hận không còn.
- Khi Tâm Bi sinh khởi lòng tham dục tiêu trừ.
- Khi Tâm Hỷ khởi lên thì tâm uu não buồn phiền tiêu tan
- Khi Tâm Xả xuất hiện thì lòng ái nhiễm tan biến.
Ví như bầu trời bị che ám, chỉ cần có một ngọn gió lành thổi vào thì mây tan, u ám không còn.  Nên nói "vẹt mây mù sẽ thấy trời xanh".
Tất cả những khổ đau trên thế gian này, chiến tranh, oán thù, chết chóc, cướp bóc lẫn nhau đều do lòng tham lam, ích kỷ, cố chấp, hận thù.  Muốn chuyển hóa những nổi khổ đó thì phải dứt dỏ đi tham, sân, si, mà phải tăng trưởng tâm hạnh từ, Bi, Hỷ, Xả.
Tứ Vô Lượng Tâm là bốn mắc xích dính liền nhau, tạo thành sự liên kết tuyệt mỹ, nên chư Phật, Bồ Tát dùng pháp môn này để nhiếp hóa chúng sanh, đưa chúng sanh đến bờ giác ngộ, giải thoát.  Cũng như chúng ta khi giác ngộ pháp môn này rồi, tình đạo vị của chúng ta trang trãi khắp muôn phương, không còn phân biệt nhân, ngã, bỉ , thử nữa, mà tất cả đều sát cánh bên nhau, cùng nâng đỡ nhau, dìu dắt nhau đồng lên bờ giải thoát, đồng trở về bản tánh thanh tịnh của chính mình, thắp sáng ngọn đuốc Từ, Bi, Hỷ,Xả để ánh hào quang của tự tâm bừng sáng và soi đường cho muôn ngàn chúng sanh, thấy rõ muôn ngàn lẽ thật, thấy rõ hướng đi để cùng nhau tiến đến qủa vị Bồ Đề.

Read more...

Monday, March 22, 2010

TRÍ TUỆ TẨY TRỪ PHIỀN NÃO

Phiền não là ngọn lửa luôn luôn ngủ ngầm và bốc cháy trong con người chúng ta bất  cứ lúc nào.  Nó có công năng thiêu đốt mọi hạnh lành, mọi công đức mà chúng ta đã tạo.
Tu tập là nhằm từng bước đoạn trừ phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến...).  Vậy thì lấy gì để đoạn trừ phiền não? Ấy là trí tuệ.
Trí huệ ấy chất chứa lòng từ, bi, hỷ, xã, chánh định và chánh kiến.  Phật giáo chỉ sử dụng một lưỡi gươm- gươm trí tuệ, và chỉ công nhận một kẻ thù vô minh.
Đây là môt minh chứng hiện thực và sống động, chứ không phải là lời nói suông.  Và đạo Phật đặt sự hiểu biết bằng thực nghiệm lên trên hiểu qua sách vở và suy nghĩ.  Phật giáo xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc bằng trí huệ chứ không phải bằng đứn tin.  Đức tin đối với Phật giáo chỉ là một phương tiện bước đầu trong tiến trình đi đến giác ngộ. Cốt tủy của đạo Phật là vậy.
Trong kinh Di Giáo đức Phật dạy:  này các Tỳ Kheo, nếu người có trí huệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sanh ra tội lỗi.  Thế là trong pháp của ta có thể đạt được sự giải thoát...Người có trí huệ chân thật, ấy là chiếc thuyền chắc vượt qua biển gìa, bệnh, chết, cũng là ngọn đèn chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám; là món thuốc hay trị các thứ bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não.  Thế nên các ông phải dùng :  Văn, Tư, Tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích.

Read more...

TU TẬP BỐN CHÂN LÝ

Gíao lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hành mới biến lý thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới no, uống nước mới hết khác. Đó là chỗ khó khăn của người Phật tử, không thể nhờ cậy vào ai tu giúp cho mình, hoặc ai ban cho mình giải thoát hết khổ.
Đối với khổ đế: thị chuyển là nhận thức, hay nhận diện cái khổ. Thấy được khổ là bước đầu tiên, nếu không thấy, không biết thì sẽ không có hành động diệt khổ.
Khuyến chuyển là đi sâu hơn vào bản chất cái khổ, khởi lên ước muốn đoạn trừ khổ.
Chứng chuyển cảm nhận một cách sâu sắc, và toàn diện về bản chất của đau khổ.
Đối với tập đế: Thị chuyển là nhận diện nguyên nhân đưa đến đau khổ. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đoạn trừ các nguyên nhân ấy. Chứng chuyển là tu tập, nỗ lực để đoạn trừ chúng.
Đối với diệt đế: Thị chuyển là nhận thức được sự vắng mặt của đau khổ là hạnh phúc, ta phải thấy điều ấy. Khuyến chuyển lả khởi lên ước muốn được hạnh phúc, hưởng được niềm vui, thanh thản an lạc của đời sống. Chứng chuyển là đạt được, hưởng thụ thật sự trạng thái an lạc ấy.
Đối với đạo đế: Thị chuyển là nhìn thấy con đường, thấy được phưong pháp diệt khổ, thấy rõ rằng đây là con đường đưa đến giải thoát. Khuyến chuyển là khởi lên ước muốn đi trên con đường ấy. Chúng chuyển là đi trên con đường ấy một cách trọn vẹn.
Tóm lại đối với mỗi chân lý, chúng ta đều phải nhận thức rõ ràng. Từ nhận thức thông suốt sẽ dẫn đến ước muốn hành động, và cuối cùng đạt được mục đích. Chúng ta phải thấy rõ được diễn biến của hành vi, ngôn ngữ, và tư duy của chính mình, cái nào có khổ đau và gây ra đau khổ, ta phải nhận diện và diệt trừ chúng; ta chuyển hóa nó để hưởng đưọc niềm vui, an bình, hạnh phúc. Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ nơi thân tâm của chúng ta.

Read more...

Thursday, March 4, 2010

LÀM SAO ĐỘ TẬN CHÚNG SANH VÔ BIÊN

Phương pháp muốn độ tận chúng sanh, thì trước nhất mình phải tự độ mình.  Mà muốn tự độ mình, thì điều đầu tiên phải tự độ cái (bản Tánh )sẵn có của mình. Mà muốn tự độ cái bản tánh của mình, thì mình phải hiểu cái bản tánh ấy như thế nào?
Bản tánh của mình gồm mười pháp giới tánh và chia thành ba nhóm. 
Nhóm thánh tánh có 4:  Phật tánh, Bồ Tát tánh, Duyên giác tánh và Thanh văn tánh.
Nhóm Phàm thánh có 3:Trời tánh, Thần tánh, và người tánh.
Nhóm Tam đồ tánh Có:  Súc sanh tánh, Ngã qủy tánh, và địa ngục tánh...
Trong mỗi người chúng ta, ai ai cũng đầy đủ mười mười pháp giới tánh.
Vì vậy muốn tự độ cái bản tánh của mình, thì phải làm bừng thức bốn cái thánh tánh của mình, đồng thời chuyển hóa ba phàm tánh, và ba tam đồ tánh.Gọi chung là chúng sanh tánh.
Vậy muốn chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, thì trước nhất là phải tự độ cái tự tánh chúng sanh của mình trước.  Tự tánh chúng sanh gồm có ; Tham, sân, si, vui mừng, nóng giận, thương yêu, hận thù, ghanh ghét, buồn phiền.  Những tánh tình ấy dấy động bất thường trong mỗi con người chúng ta.
Khi tà tánh dấy khởi, thì lấy chánh tánh, chánh ý mà độ - ( Chánh độ Tà)
Khi mê tánh dấy khởi, thì lấy ngộ tánh, ngộ ý mà độ - ( Ngộ độ Mê)
Khi ngu tánh dấy khởi, thì lấy trí tánh mà độ - ( Trí độ Ngu)
Khi ác tánh dấy khởi, thì lấy thiện tánh mà độ - ( Thiện độ ác)
Như vậy, muốn độ chúng sanh vô biên, thì trước nhất phải tự độ cái chúng sanh nơi tự tánh của chính mình trước, trong tự tánh chúng sanh của chính mỗi con người chúng ta, ai ai cũng có bốn bản tánh xấu- Tà -Ngu--Mê - Ác.  Muốn chuyển hóa tự độ bốn bản tánh xấu này, người đệ tử Phật phải tinh tấn dõng mãnh, áp dụng bốn thánh tánh Chánh - Ngộ- Trí - Thiện,  sẵn có nơi mỗi người chúng ta.

Read more...

Tuesday, February 16, 2010

VÔ THƯỜNG

Trong cuộc sống thực tại của con người, sở dĩ mang nhiều gánh nặng đau khổ, là do mê lầm, đắm chìm chạy theo ngũ dục, lục trần.
Cuộc đời rồi chẳng ra chi.
Ruộng vườn nhà cửa có gì của ta.
Trắng tay lòng mẹ sanh ra
Một hơi vĩnh biệt cũng là tay không.
Đó chính là định luật muôn thưở, của nhơn sinh trong vũ trụ, tất cả vạn sự, vạn vật đều theo định luật vô thường. "Thành trụ hoại không, sanh trụ dị diệt".  Sanh lão bệnh tử, đã làm con người thì làm sao tránh khỏi quy luật đó.  Dù giàu sang địa vị rốt cuộc rồi cũng đau khổ bởi sự mất mát, hoành hành khổ, hoại khổ, tử biệt sanh ly.
Một khi nhận thức được khổ, đoạn trừ nguyên nhân của khổ, chúng ta sẽ không còn khổ nữa. Muốn biết cội nguồn của khổ, ta phải thấy rõ lý vô thường.  Biết được vạn sự, vạn vật, đều do vô thường chi phối, không có gì là trường tồn vĩnh cửu.  Tâm thức sẽ xa lìa dục vọng ham muốn, tu hạnh viễn ly, sẽ đạt được an lạc giải thoát, ngay hiện tại.
Vô thường, là sự không thường còn, không mãi mãi ở yên một chỗ cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành và biến hoại rồi tan rã theo định luật thành trụ hoại không, có nghĩa là nó không thường còn và chi phối theo vạn sự vạn vật trong vũ trụ này.
Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên  trước cảnh đổi thay bất ngờ, và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly.  Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường, con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, gỉa trá, và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, thường còn.
Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả dối ấy, thì tất nhiên cái gía trị chơn thật, cái hạnh phúc chơn chánh, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.

Read more...

Thursday, February 11, 2010

THƠ MỜI TẾT

Nhân dịp  đầu năm mới.  Kính chúc toàn thể quý Phật Tử:
An khang thịnh vượng
Vạn sự Như ý.
Để buổi lễ cầu nguyện đầu năm được tốt lành, và thêm phần vui tươi, chúng tôi có tổ chức ca nhạc"Mừng Xuân Mới" và phần biểu diễn múa lửa.  Do nhóm Phật Tử "Việt + Mỹ" thực hiện.
Mời toàn thể Quý Phật tử về tham dự.
Kính mời
Tỳ Kheo:  Thích Phước Quang

Read more...

Friday, January 29, 2010

Study and Practice Buddhism

Why we want to study Buddhism? Not  just to discover something a la mode among educated people or consider as a new discipline we want to follow for our intellectual curiosity. Study regularly.  We will understand the practical value of the Way.  We will have the true and long lasting happiness.  Our happiness depends on the happiness of other people.  Practice loving kindness and loving compassion.  First it is a little award and difficult but do it daily a few good actions a day - gradually we get the good habits to be kind and nice.  Sharing is a tradition of the ordinary practioner.  We share the merits with everybody.  Good investment for our spititual capital.  Buddha taught that ethical behaviour.
We cannot study Buddhism without talking about Meditation.  We need to practice contemplation to discover our own-self.  It is easy to comment on other people but we do not know ourself.  Meditation helps us to see what is real.  We learn to be mindful.  The awareness help us to develop concentration.  The resultant will be wisdom. 
The final step will be DEVOTION .   It is not superstition.  This is the intelligent FAITH- keeps us on right direction of the WAY .

Read more...

Tuesday, January 19, 2010

VÔ NGÃ

Vô: Là không
Ngã: Là cái Ta hay cái Tôi.
Vô ngã: Là không có cái Ta hay không có cái Tôi. Hiểu như vậy thì không sai nhưng chưa đủ, bởi vì không có cái Ta hay không có cái Tôi chỉ mới đề cập về con người, chứ chưa bao quát được cả vạn vật vũ trụ.
Hơn nữa lý thuyết Vô Ngã được Đức Thế Tôn thuyết giảng cách đây hơn hai ngàn sáu trăm năm trên Xứ Ấn, thì chúng ta phải hiểu "Ngã" là Chủ Thể. Như vậy "Vô Ngã" là không có Chủ Thể.
Con người chúng ta không có một cái Chủ Thể tồn tại độc lập bất biến,và vạn vật bên ngoài cũng không có một cái Chủ Thể tồn tại độc lập bất biến. Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy có ta, có người, có vạn vật,có buồn vui, có khổ đau, và có hạnh phúc, mà Đức Thế Tôn dạy các pháp là Vô Ngã?
Có phải chăng vì một phiến mây vô minh, đã làm lu mờ vầng trăng Trí Tuệ, nên chúng ta lầm chấp con người, và vạn vật vũ trụ là thật có. Vì vô minh nên cứ ngỡ rằng, cái thân thể này do Cha Mẹ ta sanh ra ,nên thân này là "Ta", đó là cội nguồn của Ngã Chấp.Và những gì nó liên quan đến thân này là "Của Ta",đó là cội nguồn của Pháp Chấp.
Vì thế con người cảm thấy đời rất vui, rất đẹp, và rất hạnh phúc, khi thân thể này và những gì thuộc sở hữu, đang trong trạng thái hình thành và phát triển tốt. Nhưng ngược lại con người sẽ cảm thấy đau khổ, và thất vọng khi thân thể này, và những gì thuộc sỡ hữu của nó đang chuyển dần, từ trạng thái hình thành và phát triển tốt đó, để đi đến hủy diệt.
Vì biết rõ tâm bệnh mê chấp của chúng sanh, cho nên trong 49 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Thế Tôn vẫn xoay quanh vấn đề các pháp hữu vi là Vô Ngã. Vì thế đạo Phật còn được gọi là đạo Vô Ngã.

Read more...

Wednesday, January 13, 2010

NHÂN QUẢ

Mọi sự mọi vật trong vũ trụ này, không phải là vô lý và tự nhiên, mà nó theo một định luật chung đó là luật nhân quả.
Luật nhân quả này không phải do một vị thần linh nào ban ơn giáng họa, cũng không có quốc gia xã hội nào dựng lập nên. Mà nó là thiên nhiên , âm thầm lặng lẽ, nhưng có công năng hiệu lực, vô cùng rộng lớn đối với tự thân của mỗi con người, và muôn sự muôn vật trên thế gian này.
Người đời không quán sát nghiên cứu kỹ lưỡng tường tận, không thấy được sự nhiệm mầu của lực này. Do đó hành động một cách bừa bãi, thiếu tinh thần trách nhiệm với thân tâm. Cho nên hằng ngày họ tạo biết bao nhiêu điều tội lỗi , đễ rồi nhiều kiếp chuốc lấy nổi khổ đau.
Chính vì vậy mà Đức Phật thuyết lý nhân quả, nhằm mục đích khai ngộ chúng sanh biết rõ đâu là nguồn vui hạnh phúc, đâu là phước báu nhơn thiên, và đâu là con đường tam ác đạo.
Muốn phát huy tinh thần cao đẹp này để đem lại cuộc sống an vui hạnh phúc, ngay đây và mãi mãi về đời sau. Vậy thì:
"Làm người trước phải truy tâm
Gương lu vì bụi trăng mờ vì mây
Chở che công đức cao dày
Nhân nào quả nấy không sai tấc lòng".

Read more...

  © Blogger templates The Professional Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP